Polyurea và polyurethane là những vật liệu chống thấm, chống ăn mòn lý tưởng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Cả hai vật liệu có nhiều điểm giống và khác nhau trong thành phần, tính ứng dụng. Và để so sánh, lựa chọn vật liệu phù hợp nhất đối với dự án của bạn. Xin mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây 

Trước tiên cùng chúng tôi tìm hiểu qua những điểm giống nhau của polyurea và polyurethane

Thứ nhất cả hai đều là các polymer thường được sử dụng để sản xuất lớp phủ và lớp lót bảo vệ, chống ăn mòn cho bê tông, kim loại khỏi các tác hại của môi trường, độ ẩm không khí hay việc tiếp xúc với hóa chất, vv. Thứ hai là chúng có cơ chế đóng rắn giống nhau, từ một lớp phủ có tính dẻo trở thành một lớp phủ rất bền chắc.

Những điểm khác nhau giữa chúng

1. Về thành phần:

  • Polyurea chứa các thành phần isocyanate và amino, không chứa các chất xúc tác, có thể thi công trong môi trường có không khí ẩm (nền không quá ẩm ướt) sẽ ít bị ảnh hưởng hơn so với các vật liệu khác.
  • Polyurethane chứa các thành phần isocyanate và hydroxyl, do có thêm chất xúc tác phản ứng của polyurethan nhạy cảm với nhiệt độ thấp và độ ẩm cao, dễ bị phồng rộp khi độ ẩm lớn hơn 5%. 
  • Ngoài ra còn có phản ứng của isocyanate với hỗn hợp hydroxyl và các nhóm amino tạo thành polyurea lai.

2. Tốc độ đóng rắn:

  • Polyurea có tốc độ đóng rắn nhanh do đó thường được sử dụng trong môi trường bị xâm thực. Khi thi công cũng cần sử dụng máy phun chuyên dụng 2 thành phần hoặc máy phun 2k .
  • Polyurethane có thời gian đóng rắn lâu hơn, thời gian khô trên bề mặt ít nhất là 30p, sau ít nhất 2 ngày để có thể đưa vào sử dụng. Khi thi công chỉ cần dùng cọ, rulo hay máy phun sơn thông thường.

3. Độ bền:

  • Polyurea có độ cứng là 100% còn màng polyurethane là 75% nên sơn phủ polyurea được áp dụng ở nơi thường xuyên chịu nhiều áp lực tác động lớn như cầu, đường, bãi đỗ xe, nền/ mái, hồ chứa hóa chất, vv.
  • Vì chất liệu polyurea có độ cứng tốt hơn polyurethane nên polyurea sẽ không có độ đàn hồi bằng. Bởi thế, ở một vài công trình kiến trúc nếu cần đến sự co giãn thì mọi người thường dùng polyurethane hơn.

Dựa vào những điểm khác nhau ta sẽ tìm hiểu cách ứng dụng phù hợp nhất cho từng loại vật liệu nhé

  • Polyurea cải tiến với khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt, chống ăn mòn, mài mòn, kháng hóa chất cao và có thể bám dính chặt trên nhiều bề mặt khác nhau như bê tông, kim loại, gỗ, gốm, vv. Tốc độ thi công hoàn thiện cực kỳ nhanh và có tính thẩm mỹ cao.
  • Polyurethane có thời gian thi công dài hơn. Có khả năng bền màu và chịu tia UV nên có thể ứng dụng được cho các lớp phủ bên ngoài, nhưng sẽ dễ bị hư hại khi ở nơi ẩm ướt hoặc nơi có nhiệt độ quá thấp. Một một số công thức sẽ phù hợp với các ứng dụng bên trong như đồ nội thất, nhà máy giấy, nghành công nghiệp điện, vv.           
  • Một số yếu tố khiến polyurea cần cân nhắc hơn so với polyurethane là polyurea có giá thành cao hơn, khi áp dụng cần có các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên sâu và có máy phun chuyên dụng để làm việc khi chất đóng rắn nhanh. Nên nếu bạn cần vật liệu trong hạng mục cần có tiến độ thi công nhanh chóng để được đưa vào sử dụng, an toàn với môi trường, chống cháy nổ bạn lựa chọn polyurea sẽ là lựa chọn phù hợp nhất.

  Hình ảnh thi công phủ polyurea Việt Tinh trực tiếp thi công

Trên đây là bài viết chúng tôi chia sẻ về những điểm khác và giống nhau, những ưu điểm cũng như những hạn chế của vật liệu chống thấm polyurea và polyurethene. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm kiếm nguồn vật liệu phù hợp nhất đối với nhu cầu ứng dụng trong dự án của mình. Nếu bạn có thắc mắc hoặc nhu cầu tham khảo thêm giải pháp chống ăn mòn từ công ty Việt Tinh chúng tôi. Mời bạn gọi đến số Hotline090.8877.898 hoặc liên hệ qua Email: anhthu@viettinh.com.vn . Chúng tôi sẽ cố gắng hỗ trợ bạn trong thời gian sớm nhất. 

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XÂY DỰNG VIỆT TINH XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN